Ảnh minh họa |
Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt
Độc lập – tự do – hạnh
phúc
-----------oOo-----------
BẢN THAM LUẬN
GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG MÔN TOÁN THI VÀO LỚP 10 THPT
Toán
học là môn học giúp phát triển tư duy con người, là cơ sở của nhiều ngành khoa
học, nhờ có toán học mà tư duy con người được hình thành và phát triển tốt hơn,
nhờ có toán học mà người học được rèn luyện những đức tính cần cù, cẩn thận,
chính xác, lôgic, khả năng khái quát hóa, tổng hợp hóa cao.
Với vai trò như vậy
nên môn Toán là môn học cơ bản và chiếm nhiều thời gian trong việc học tập
trong các cấp học của học sinh.
Môn Toán trong các trường
phổ thông là nền móng cho việc tiếp thu, lĩnh hội tri thức của các môn còn lại
cũng như tri thức của loài người.
Nhưng thực tế hiện nay
chất lượng của môn Toán ở bậc THCS nói chung và tại trường THCS Cẩm Điền nói
riêng đôi khi vẫn còn tương đối thấp, thể hiện cụ thể nhất ở kết quả thi vào
THPT trong một số năm học đã qua.
1- Nguyên nhân:
* Phía học sinh:
Hiện nay còn một bộ phận khá lớn học sinh lười học, chưa có tinh
thần và thái độ học tập đúng đắn. Một số hổng kiến thức cơ bản nên không theo
kịp các bạn dẫn đến không thích học môn Toán. Khả năng tự học, tự nghiên cứu
còn hạn chế, kĩ năng tính toán còn yếu. Học sinh thường mắc phải những sai lầm
rất cơ bản như biến đổi biểu thức toán học với các phép toán thông thường không
làm được mà vẫn lên lớp (theo chỉ tiêu đề ra), chất lượng đầu vào (lớp 6) chưa
chính xác, một số em vào lớp 6 nhưng khả năng đọc, viết, tính toán chưa thành
thạo. Cho nên học sinh có quá nhiều lổ hỏng kiến thức vì vậy học sinh dễ chán
nản và không ham thích học Toán, tâm lí sợ môn Toán.
Sự phát triển bùng nổ của công nghệ thông tin cùng với internet
với các dịch vụ vui chơi, giải trí hấp dẫn lôi cuốn các em hơn là việc học.
* Phía giáo viên:
Phương pháp dạy toán chưa phù hợp với các đối tượng học sinh có
trình độ khác nhau (có nhiều đối tượng học sinh), chưa thực sự quan tâm đến tất
cả học sinh trong cả lớp mà chỉ chú trọng một số em học khá, giỏi; giáo viên
chưa thật tâm lý, chưa động viên khéo léo kịp thời đối với những tiến bộ của
học sinh dù nhỏ.
Xem nhẹ dẫn đến không khắc sâu kiến thức cơ bản, các kĩ năng cần
thiết như: Kỹ năng phân tích, liên kết các dữ liệu của bài toán, kĩ năng vẽ
hình, viết giả thiết, kết luận…
* Phía phụ huynh :
Sự quan tâm của một số phụ huynh đối với việc học của con em mình
còn hạn chế. Đặc biệt, có những phụ huynh của những em học sinh yếu không bao
giờ kiểm tra sách vở của các em, phó thác việc học tập của các em cho nhà
trường.
2- Đề xuất giải pháp:
* Đề
xuất đối với học sinh
Với thực trạng đã nêu, thì việc dạy để các em hiểu
và vận dụng giải được bài tập là công việc khó, đòi hỏi phải có lòng kiên trì.
Để giải quyết vấn đề vừa nêu, đối với bản thân tôi thường xuyên trau dồi phương
pháp giảng dạy, luôn chuẩn bị giáo án cẩn thận khi lên lớp
Nắm thật sát năng lực học tập
của từng học sinh, để phân loại học sinh và có phương pháp dạy học thích hợp.
Có thể chia ra từng cấp độ học sinh: Giỏi, khá; Trung bình; Yếu kém đối
với từng cấp độ học sinh thì phải có những phương pháp phù hợp.
Đối với HS khá giỏi ngoài việc dạy các kiến thức cơ bản ở SGK thì
phải thường xuyên đưa ra các bài tập khó, mức độ mở rộng, nâng cao để các em
giải và hướng dẫn các em giải bằng nhiều cách khác nhau. Tạo sự thi đua học tập
giữa các em với nhau. Lồng ghép các đề THPT các năm trước vào các bài kiểm tra
và các tiết học.
Đối
với HS có lực học trung bình, yếu kém: Khó khăn của giáo viên bộ môn Toán 9
cũng như các khối khác là gặp phải tình trạng học sinh ngồi nhầm lớp, kiến thức
Toán có quá nhiều lỗ hổng nên không tiếp thu được bài học mới dễ sinh ra chán
nản biện pháp đối với HS này là chúng ta nên dạy từ dễ đến khó, từ đơn giản đến
phức tạp dựa trên chuẩn kiến thức giúp các em nắm được kiến thức cơ bản, trọng
tâm của từng bài để gây hứng thú cho HS học Toán. Tăng cường kiểm tra việc học
bài ở nhà để nâng cao ý thức tự học chấm dứt tình trạng lười học. Có thể phân
nhóm học ở nhà cho các em học sinh khá giỏi kèm các em HS yếu kém.
Khuyến khích học sinh bày tỏ quan điểm, lời giải của mình việc
làm đó sẽ có hai tác dụng: nếu đúng thì các bạn trong lớp cùng học hỏi, nếu sai
thì các bạn rút kinh nghiệm, tránh sai lầm tương tự, động viên, an ủi các em
học yếu để các em có niềm tin phấn đấu nhiều hơn nữa giúp các em học tập tốt
hơn. Không nên có thái độ giận dữ, cáu gắt khi các em không giải được bài tập.
Khai thác triệt để sai lầm, thiếu sót của học sinh trong quá
trình giải toán nhất là các tiết luyện tập, tiết trả bài kiểm tra, hướng dẫn
phân tích giúp HS phát hiện sai lầm và hướng giải quyết để khắc phục những sai
lầm nhỏ.
Tạo môi trường học tập thoải mái, bình đẳng ,..để các em tham gia
cộng tác nhiệt tình, có ý thức và trách nhiệm cao trong quá trình giải bài tập,
gây hứng thú trong giờ giải bài tập.
Thường xuyên giao bài tập theo chủ đề cho từng nhóm nhỏ khoảng
hai, ba em để các em cùng nhau thảo luận, rèn luyện kĩ năng giải toán. Sau đó,
nộp lại để xem các em hiểu bài đến đâu, để phát hiện các sai lầm trong
khi giải bài tập, nhắc nhở các em, giúp các em tránh sai lầm tương tự khi làm
bài tập.
Lập kế hoạch ôn tập cụ
thể cho từng buổi dạy, từng giai đoạn, đặc biệt là trong đợt ôn thi vào 10,
thời gian ôn tập chỉ kéo dài trong khoảng hơn một tháng vậy nên mỗi giáo viên
giảng dạy cần phải có kế hoạch cụ thể hơn.
Để tránh dạy lan man dàn trải, giáo viên cần bám sát chuẩn KTKN, dạy có trọng tâm. Kỳ thi vào 10 là kỳ thi quan trọng không chỉ đối với giáo viên mà cả học sinh. Môn học nào GV cũng ép HS cả về thời gian học và lượng bài tập về nhà. Điều này đã tạo rất nhiều áp lực cho HS. Vì thế mỗi giáo viên cần giảm bớt áp lực cho học sinh bằng cách:
– Thay quát mắng và các hình thức phạt học sinh bằng những lời động viên khích lệ, sự định hướng vừa khơi gợi ý thức học tập của các em, vừa tạo cho các em có sự hứng thú để rồi các em học tích cực hơn.
– Dạy có trọng tâm, không dạy lan man dàn trải, sa đà đối với các bài đọc thêm, tự học có hướng dẫn
– Linh hoạt trong kiểm
tra đánh giá: Xây dựng đội ngũ cán sự bộ môn để các em tự kiểm tra chéo, kiểm
tra đầu giờ, kiểm tra giữa giờ, kiểm tra vở bài tập, lấy ảnh hưởng từ bạn bè để
khích lệ học sinh học tập.
Sưu tầm lưu giữ các đề thi,
đề kiểm tra và đáp án các năm để làm tài liệu tham khảo. Lấy đáp án của các kỳ thi năm trước làm định hướng để rèn kỹ
năng làm bài cho học sinh. Nghiên cứu cấu trúc của đề thi vào 10 các năm để ra
đề kiểm tra đánh giá học sinh. Các tư liêu trên có thể sưu tầm từ đồng nghiệp
hoặc trên thư viện violet.
Kết hợp chặt chẽ với
phụ huynh học sinh để cùng có biện pháp động viên và khuyến khích các em kịp
thời trong học tập
Bên cạnh đó, cần rèn cho
HS một số kinh nghiệm làm bài khi thi như sau:
Thứ nhất được phát đề
thi, các em nhất thiết phải đọc qua một lượt tất cả các bài tập trong đề để
phân loại các câu hỏi, xác định được những bài nào dễ, bài nào khó. Không nên
làm ngay những bài khó vì sẽ chiếm mất thời gian của những bài khác. Điều này
cũng đồng nghĩa với việc chỉ vì một (hoặc hai điểm) của bài toán đó mà mất tám
chín điểm ở những bài khác.
Thứ
hai: Biết phần nào làm phần đó, giả sử không giải được câu a mà biết giải câu b
thì ta vẫn có thể vận dụng kết quả câu a để giải câu b được.
Thứ ba: Cẩn trọng với lời
giải, nên giải thật cụ thể và rõ ràng
Thứ tư: Làm được đến đâu
viết đến đó không nên bỏ những câu còn dở dang.
Thứ năm: Không nên nộp bài khi chưa hết giờ, nếu làm xong nên chịu
khó ngồi kiểm tra thật kĩ để phát hiện kịp thời các sai lầm trong quá trình
giải.
Thứ sáu: Cuối bài phải kết luận,học sinh thường mất điểm ở
phần này.
* Đề xuất đối với nhà
trường:
- Tăng cường kiểm tra việc phụ đạo học
sinh yếu kém.
- Kiểm tra thường xuyên việc thực hiện kế hoạch giảng dạy của giáo viên - Làm tốt công tác thi đua khen thưởng nhằm động viên khích lệ thầy và trò thực hiện tốt nhiệm vụ.
- Tham mưu với cấp trên đầu tư CSVC trang thiết bị
phục vụ dạy học, cung cấp bổ sung những trang thiết bị hỏng hóc xuống cấp,
thiếu độ chính xác.
- Cần
lắng nghe ý kiến cũng như có sự chia sẻ cảm thông với giáo viên dạy toán
- BGH
cần đề ra các biện pháp mang tính chiến lược lâu dài trên tất cả các lính vực,
đặc biệt nâng cao chất lượng đại trà từ 6 - 9, quan tâm chú ý bồi dưỡng để có
những GV tâm huyết tận tụy có khả năng dạy tốt quản lí học sinh tốt ở các khối
lớp đặc biệt là khối lớp 9.
- Tổ chức hội thảo, tập huấn cụ thể về những
chuyên đề nhất định chẳng hạn như: Chuyên đề giải bài toán bằng cách lập PT hay
Hệ PT, Biến đổi biểu thức đại số và các bài toán liên quan; chuyên đề bất đẳng
thức, chuyên đề về phương trình bậc hai một ẩn, Đường tròn….Sau đó thống nhất
lại một số phương pháp thích hợp cho từng đối tượng học sinh
* Đề xuất đối
với gia đình & Xã hội:
- Cha mẹ phải quan tâm nhiều hơn đến con cái không phải cung cấp nhiều về
vật chất mà tìm hiểu tâm tư nguyện vọng con mình thế nào mà có hướng giải
quyết.
- Cha mẹ phải thường xuyên liên hệ với nhà trường, với GVCN, với giáo
viên bộ môn để biết được điểm mạnh, điểm yếu của con em mình.
- Cha mẹ phải quản lí, kiểm tra đôn đốc việc học ở nhà.
- Tuy nhiên chính quyền cần quan tâm hơn, quản lí chặt các hàng quán, các
quán điện tử, quán Net.
Trên đây là những ý kiến cũng như một số kinh
nghiệm của bản thân tôi với mong muốn góp một phần nhỏ vào việc nâng cao chất
lượng đại trà cũng như chất lượng môn Toán khối 9 để giúp các em học tốt tự tin
khi thi vào lớp 10 theo trường mình lựa chọn. Những vấn đề tôi vừa trình bày chỉ mang ý chủ quan
của cá nhân tôi. Vì vậy, rất mong nhận được những ý kiến đóng góp của các đồng
chí cán bộ, giáo viên để chúng ta ngày càng có những phương pháp dạy tốt hơn
nữa để nâng cao hơn nữa chất lượng giảng dạy
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Ngày…..tháng…..năm 2020
Giáo viên
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét